Ngày nay, máy ép trái cây gần như đã trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhà bếp đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc vệ sinh máy không phải ai cũng hiểu rõ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại mẫu mã. Ở đây bài viết sẽ đưa ra các hướng dẫn vệ sinh đối với loại Máy ép chậm hoa quả.
>>> Xem thêm: Lợi ích của việc uống nước ép trái cây mỗi ngày
Bao lâu thì cần vệ sinh máy ép chậm hoa quả
Bất kỳ loại máy ép trái cây nào cũng cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Các mảnh vụn bã hoa quả có thể nhanh chóng khô cứng lại khiến chúng khó để loại bỏ hơn. Làm sạch máy kịp thời cũng sẽ ngăn ngừa sự phân hủy của phần xác trái cây còn đọng lại. Chúng có thể chảy xuống theo thành phẩm của những lần ép sau đó, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chỉ với 5 phút mỗi lần, hãy tập thói quen vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng. Tuy vậy, hàng tuần, bạn cũng nên định kỳ làm sạch máy ép kỹ càng hơn để giữ cho máy được lâu bền.
Chú ý: Đọc kỹ khuyến nghị từ nhà sản xuất trước khi làm sạch thiết bị để tránh sự cố không mong muốn có thể xảy ra.
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
Dụng cụ vệ sinh:
- Miếng rửa bát không mài mòm
- Bàn chải vệ sinh chai lọ
- Bàn chải đánh răng nhỏ (thường được đính kèm theo bộ sản phẩm khi mua hàng)
- Thìa nhỏ (để lấy bã hoa quả)
- Vải mềm
Nguyên vật liệu:
- Nước rửa chén
- Bột baking soda
- Giấm trắng
>>> Xem thêm: 6 loại nước ép “thần kỳ” hỗ trợ trị bệnh
Hướng dẫn vệ sinh máy ép chậm hoa quả
1. Tắt nguồn
Trước khi bắt đầu vệ sinh, lưu ý tắt nguồn và rút phích cắm của Máy ép chậm hoa quả ra khỏi ổ cắm.
2. Tháo rời máy ép
Loại bỏ ống đẩy thực phẩm và các cốc đựng nước ép, cốc đựng bã. Tháo rời ống tiếp nhiên liệu và cối ép để tiếp cận với các bộ phận bên trong:. Vít ép, vòng bảo vệ và các bộ lọc.
3. Làm sạch bã trong vòi nhả bã
Dùng thìa nhỏ nạo sạch các bã hoa quả còn đọng lại trong vòi nhả bã. Bạn có thể tận dụng các bã hữu cơ này để ủ cây. Một số loại hoa quả phần bã vẫn còn chất dinh dưỡng có thể tiếp tục chế biến lại.
Mẹo nhỏ: Lót túi nhựa vào đầu vòi nhả bã và dùng thìa để đẩy bã ra từ phía bên trong cối ép để làm sạch nhanh chóng & dễ dàng hơn.
4. Làm sạch các bộ phận
Đổ đầy nước ấm vào bồn rửa bát và thêm vài giọt nước rửa bát. Tạo bọt. Ngâm các bộ phận trong bồn khoảng 2 – 3 phút. Sau đó dùng miếng rửa bát cọ rửa các phụ kiện như: ống đẩy thực phẩm và cốc đựng thành phẩm. Sử dụng bàn chải nhỏ lông mềm để làm sạch các lưới lọc và xung quanh vít ép. Rửa lại chúng bằng nước ấm. Và lau khô bằng vải sợi nhỏ.
5. Làm sạch đế máy ép chậm hoa quả
Dùng miếng rửa bát không mài mòn ẩm để lau phần chân đế máy. Bạn cũng có thể thêm một chút nước rửa bát vào búi rửa. Sau đó lau lại bằng búi rửa bát ẩm nhiều lần để đánh bay các vết cặn bã bám trên đế máy. Lau khô chân đế máy bằng khăn sợi nhỏ.
Lưu ý: Tuyệt đối không được nhúng đế máy vào trong nước. Điều đó có thể làm hỏng động cơ.
6. Lắp ráp lại Máy ép
Khi các bộ phận đã khô, lắp ráp lại máy và tiếp tục sử dụng.
Làm sạch kỹ hơn mỗi tuần
Mỗi tuần, bạn nên vệ sinh kỹ lại thiết bị một lần để tránh các phần bã thực phẩm còn bám lại trên máy bị đóng cặn.
1. Loại bỏ các bã khô
Nếu chẳng may bã hoa quả trong máy đã bị để khô và cứng lại. Bạn hãy cho các bộ phận đó vào bồn rửa bát với hỗn hợp nước ấm và nước rửa bát. Ngâm chúng trong khoảng 15 phút.
Nhúng bàn chải đánh răng vào bột baking soda và chà nhẹ các bộ phận. Muối nở baking soda sẽ hoạt động như một chất mài mòn nhẹ nhàng giúp đánh bay các cặn bẩn.
2. Loại bỏ các đốm nước và vệt nước
Đối với phần nước hoa quả khó tẩy rửa trong phần cối ép và cốc đựng thành phẩm. Hãy ngâm chúng với giấm trắng trong 15 phút, sau đó dùng miếng rửa bát để cọ rửa lại các vết cặn. Rửa sạch lại bằng nước và lau khô bằng vải mềm.
>>> Xem thêm: 13 loại nước ép tốt cho cả gia đình!