Trang chủ » Máy xay nấu bị lỗi – Nguyên nhân, cách khắc phục và cách vệ sinh!

Máy xay nấu bị lỗi – Nguyên nhân, cách khắc phục và cách vệ sinh!

Sau một thời gian sử dụng, máy xay nấu bị lỗi làm gián đoạn nhu cầu sửu dụng của bạn là điều không thể tránh khỏi. Để hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục lỗi trên mát làm sữa hạt nhanh chóng, bạn hãy tham khảo bài viết sau nhé!

1. Những lỗi thường gặp khi sử dụng máy xay nấu

1.1.  Máy xay nấu bị lỗi không lên điện

Nguyên nhân:

  • Do người dùng lắp đặt không đúng vị trí, không đúng khớp
  • Trong quá trình nấu sữa hạt, đường và sữa bò bị đóng quá nhiều dưới đáy cối, khi máy có nhiệt độ cao sẽ làm cháy khét đường và tự động ngắt điện
  • Nắp trên cùng không đóng chặt nên khi máy vânj hành khiến nắp và cối thủy tinh bị tách rời nhau, máy không lên điện và dừng đột ngột.

Cách khắc phục

  • Trước khi cắm điện, bạn hãy kiểm tra kỹ các bộ phận đã được lắp đặt đúng khớp hay chưa
  • Hãy hòa tan đường và sữa trước khi cho vào máy
  • Đóng chặt nắp trước khi khởi động

máy xay nấu bị lỗi 1

1.2. Máy xay nấu bị lỗi trào sữa ra ngoài

Nguyên nhân: Do bạn cho quá nhiều nước vào trong cối

Cách khắc phục:

  • Người dùng chỉ nên cho khoảng 1,2 – 1,4 lít nước cùng 0,8g hạt (trọng lượng tính đã ngâm).
  • Với những loại đậu nở nhiều khi nấu, bạn chỉ nên cho ít hơn khi nấu nhé!

1.3. Máy xay nấu bị lỗi nút cảm ứng không nhận

Nguyên nhân: Bề mặt phím bấm bám bẩn hay dính nước do đường hay sữa rớt ra và bám lên bề mặt nút điều khiển

Cách khắc phục: Bạn chỉ cần sử dụng khăn ẩm và lau sạch bề mặt phím bấm là có thể sử dụng như bình thường.

máy xay nấu bị trào sữa

1.4. Máy xay nấu bị lỗi nứt cối

Hầu hết, các loại máy xay nấu đều được trang bị cối xay làm bằng chất liệu thủy tinh chắc chắn, an toàn, bền bỉ và hạn chế nứt vỡ. Nếu cối bị vỡ thì có thể do sự bất cẩn của người dùng trong quá trình sử dụng.

Nguyên nhân

  • Bạn để quên que kim nhỏ kim loại trong cối như thìa, đinh hay ốc vít,…
  • Vô tình cối xay bị va đập mạnh do vệ sinh hay rơi từ trên cao.

Cách khắc phục: Khi cối có dấu hiệu bị nứt vỡ, tốt nhất bạn nên thay thế cối xay nấu mới chính hãng.

cối bị nứt

1.5. Máy xay nấu bị lỗi E1, E2, E3.

Nguyên nhân:

  • Lỗi E1 và lỗi E3: Nhiệt truyền vào mâm kém và không ổn định do nước dính vào mâm nhiệt khi bạn rửa cối.
  • Lỗi E2: Hoạt động quá tải làm đáy cối bị cháy khét khiến cối có thể bị cháy, sữa có mùi khê. Bạn đổ nước chưa đạt mức tối thiểu, nắp chưa đóng kín và đúng vị trí.
  • Lỗi E1: Sữa được nấu quá đậm đặc, thiếu nước và các khớp nối chưa đúng vị trí, bị vênh.

Cách khắc phục

  • Đợi khô nước hoặc dùng máy sấy tóc sấy khô đế của cối thủy tinh
  • Tùy vào từng nguyên liệu mà bạn điều chỉnh số lượng cho phù hợp, tối đa là 150g/lần nấu. Với các loại đậu nhất là đậu xanh, khoai lang thì chỉ nên khoảng 100g/lần nấu.
  • Bạn không nên cho các nguyên liệu dẻo dính như hạt chia, sắn, nếp,…

lỗi E

2. Cách vệ sinh máy làm sữa hạt 

Khi dùng máy xay nấu, các chị em hay đau đầu với các mảng bám cứng đầu dưới đáy cối. Tham khảo ngay những cách vệ sinh máy xay nấu sạch bong như mới mua nhé!

2.1. Vệ sinh lưỡi dao

Đầu tiên, bạn đổ một lượng enzyme bồ hòn (thành quả lên men trái bồ hòn, thường được dùng để àm nên xà bông, nước rửa chén) vừa đủ ra và dùng miếng rửa chén để cọ rửa đáy nồi và lưỡi dao, không dùng miếng cước kẽm vì nó sẽ làm xước bề mặt cối.

Lưu ý, bạn hãy dùng một chiếc đũa để di chuyển miếng rửa chén thay vì dùng tay vì lưỡi dao của máy xay rất bén, sau đó bạn rửa sạch lại với nước và để cho khô ráo. Ngoài ra, bạn còn có thể ngâm lưỡi dao trong coca khoảng 20 phút để loại bỏ hết các vết dơ bám trên lưỡi dao.

2.2. Vệ sinh lòng cối xay

Bạn có thể cho một ít enzyme bồ hòn vào lòng cối xay, sau đó cho lên máy xay trong khoảng 30 giây rồi bạn mở nắp dùng cọ chà xát quanh thành lòng cối xay.

Sau khi đã chà rửa bạn xả lại với nước sạch và dùng khăn lau khô cối xay là được. Khi vệ sinh lòng cối xay bạn lưu ý không để nước dính vào mặt dưới của cối, trước khi sử dụng bạn cũng nên kiểm tra mặt dưới cối có bị ướt không để tránh gây nguy hiểm.

cach-ve-sinh-may-lam-sua-hat-sach-nhanh-cuc-ky-don-gian-tipsnote-800x500

2.3. Vệ sinh nắp cối

Tương tự với nắp cối xay, sau khi xay máy với enzyme bồ hòn bnaj mở nắp rồi dùng cọ chà sạch lớp cặn bám, sau đó rửa lại với nước rồi lau khô, để ráo.

Ngoài ra nếu không có enzyme bồ hòn, bạn có thể dùng giấm, backing soda, nước rửa chén hoặc để làm sạch các mảng bám cứng đầu mà bạn chưa cọ rửa hết sẽ mềm, vỡ và tự bong ra. Đồng thời các cách trên còn giúp khử mùi bám trên nắp cối hiệu quả.

2.4. Vệ sinh phần thân máy

Bạn dùng khăn lau sạch bề mặt phần thân máy, do thân máy có bộ phận cảm biến nên tuyệt đối không để dính lên thân máy sẽ khiến máy không còn nhạy nữa hoặc gây hư hỏng nhanh chóng. Bạn chỉ cần một chiếc khăn lau khô quanh thân máy cho sạch lớp bụi bám là được.

vệ sinh máy xay nấu

3. Lưu ý khi vệ sinh máy làm sữa hạt

Khi sử dụng xong, để máy nguội rồi mới vệ sinh, thời điểm này là những mảng bám và sữa dễ bong và lau chùi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn để nguội quá lâu, các mảng bám sẽ bám chặt và khó vệ sinh

Với những bộ phận có gắn động cơ bạn không được nhúng nước hoặc rửa trực tiếp dưới vòi vì nước thấm vào động cơ có thể làm hư hỏng và chập mạch vô cùng nguy hiểm.

Hãy dùng cọ và khăn mềm lau chùi máy một cách nhẹ nhàng và để thật khô sau đó cất vào hộp hoặc nơi khô ráo. Lưỡi dao trong đáy cối rất sắc, chú ý cẩn thận khi dùng tay trực tiếp vệ sinh để tránh gây thương tích, hãy dùng bàn chải đi kèm khi vệ sinh máy nhé!

lưu ý khi vệ sinh máy xay nấu

4. Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng và đơn giản một số lỗi thường gặp trên máy. Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!

Mọi thông tin thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi qua facebook Gia dụng Gertech hoặc Thế giới gia dụng Online

  • Hotline : 0965.655.455
  • Hotline : 0981.599.399
  • Số 17/20, ngõ Tân Lạc, Đại La, Hai Bà Trưng, HN
  • 54 Đông An – Tân Đông Hiệp – Dĩ An – Bình Dương